Trong thời gian qua có rất nhiều khách hàng thắc mắc phí bảo trì căn hộ là gì? nếu phải đóng phí thì phải đóng như thế nào, tổng giá trị là bao nhiêu?
Những phân tích dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết hết tất cả các thắc mắc đó.
Để có thể hiểu rõ hơn, trước tiên chúng ta phải tìm hiểu về luật thật kỹ
Căn cứ vào Điều 51, Nghị định số 71/210/NĐ-CP do Chính phủ ban hành vào ngày 23/6/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 8/8/2010 có quy định sẽ tùy thuộc vào thời điểm ký hợp đồng giao dịch mà chủ đầu sẽ có quyền yêu cầu người mua phải nộp kinh phí bảo trì chung cư theo mức 2% giá bán căn hộ hay không. Nếu tìm hiểu kỹ Điều 51, Nghị định số 71/210/NĐ-CP chắc mọi người đã hình dung được phí bảo trì của căn hộ. Tuy nhiên hãy cùng phân tích để hiểu rõ hơn.
Những quy định cụ thể của phí bảo trì căn hộ
Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng bán căn hộ kể từ ngày Luật nhà ở có hiệu lực thi hành thì chủ đầu tư có trách nhiệm nộp 2% tiền bán, khoản tiền này được tính vào tiền bán căn hộ hoặc diện tích khác mà người mua phải trả và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán.
Đối với phần diện tích nhà mà chủ đầu tư giữ lại, không bán (không tính phần diện tích thuộc sử dụng chung) thì chủ đầu tư phải nộp 2% giá trị của phần diện tích đó.
Phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của khu chung cư đó (các khoản kinh phí vừa nêu được trích trước thuế để nộp (Nhà nước không thu thuế đối với khoản kinh phí này) và được gửi vào ngân hàng thương mại do ban quản trị nhà chung cư quản lý, để phục vụ công tác bảo trì phần sở hữu chung theo quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư).
Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng bán căn hộ trước ngày Luật nhà ở có hiệu lực thi hành mà chưa thu 2% tiền bán, thì các chủ sở hữu căn hộ chung cư có trách nhiệm đóng góp khoản kinh phí để bảo trì phần sở hữu chung. Kinh phí đóng góp chỉ được thu khi phát sinh công tác bảo trì và được xác định đối với từng công việc bảo trì cụ thể.
Nếu kinh phí bảo trì không đủ thì phải làm sao?
Trường hợp kinh phí bảo trì quy định nêu trên không đủ để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung, các chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm đóng góp thêm kinh phí tương ứng với phần diện tích thuộc sở hữu riêng của từng chủ sở hữu.
Trong trường hợp nhà chung cư phải phá dỡ mà kinh phí bảo trì cư dân đóng nêu trên chưa được sử dụng hết, thì nó sẽ được sử dụng để hỗ trợ tái định cư khi xây dựng lại nhà chung cư hoặc đưa vào quỹ bảo trì chung cư sau khi xây dựng lại.
Hy vọng những thông tin mà bài viết vừa chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu hơn phí bảo trì căn hộ là gì? và tránh được tốn hao chi phí không đáng có.